Kinh nguyệt của bạn sẽ biến mất trong 9 tháng mang thai và sau sinh mổ bao lâu thì có kinh? Điều này đang được rất nhiều bà mẹ chuẩn bị sinh đặt ra câu hỏi. Chuyên gia sản – phụ khoa Phạm Thị Ngọc Điệp sẽ giải đáp thắc mắc này.
Vì sao kinh nguyệt biến mất khi mang thai?
Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc niêm mạc tử cung sau khi kết thúc một chu kỳ kinh mà trứng không được thụ thai.
Thông thường, mỗi tháng, sẽ có trứng ở một trong hai buồng trứng phát triển và rụng ra khỏi buồng trứng. Song song với đó là hiện tượng dày lên của niêm mạc tử cung.

Nếu sau khi trứng rụng và di chuyển qua ống dẫn trứng để đến tử cung mà không gặp tinh trùng, trứng sẽ không được thụ tinh. Khi đó, các lớp niêm mạc sẽ bong tróc và được đưa ra ngoài hay còn gọi là kinh nguyệt.
Ngược lại, nếu trứng gặp được tinh trùng và thụ tinh, phôi thai sẽ được hình thành và bám vào niêm mạc tử cung để phát triển. Lúc này, niêm mạc tử cung sẽ không bong ra. Ngoài ra, khi đã có trứng được thụ tinh, trứng ở buồng trứng sẽ không phát triển và rụng trong thời gian thai kỳ.
Vì vậy, kinh nguyệt sẽ biến mất trong 9 tháng mang thai.
Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh bình thường?
Hầu hết các mẹ bầu sau sinh chưa có kinh lại ngay mà phải mất một khoảng thời gian “bà dì” mới quay trở lại bình thường. Thời gian có kinh trở lại sau sinh mổ và sinh thường không giống nhau. Cơ địa của mỗi người cũng khác nhau, vì vậy mà không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc sau sinh mổ bao lâu thì có kinh.

Theo bác sĩ chuyên sản phụ khoa Phạm Thị Ngọc Điệp, phụ nữ sau sinh mổ có thể mất khoảng 6 – 8 tuần hoặc 6 tháng mới có kinh trở lại bình thường. Một số nguyên nhân khiến kinh nguyệt chưa xuất hiện lại ngay sau khi sinh mổ có thể kể đến như:
Phục hồi hệ thống sinh sản
Sau khi sinh mổ, hệ thống nội tiết của thai phụ sẽ bị thay đổi rất nhiều, đặc biệt là buồng trứng và tử cung bị tổn thương. Vì vậy, trong thời gian hồi phục, các thai phụ sẽ có hiện tượng vô kinh hay không có kinh nguyệt trong một vài tháng.
Quá trình sửa chữa tử cung
Sau khi sinh mổ, nhau thai bong tróc ra khỏi thành tử cung. Lúc này tử cung sẽ bước vào giai đoạn tử sửa chữa để trở về trạng thái ban đầu. Tử cung tiếp tục co bóp để đào thai sản dịch ra ngoài qua âm đạo. Nhiều mẹ bầu sau sinh mổ nhầm tưởng đây là hiện tượng kinh nguyệt nhưng không phải. Tình trạng này sẽ diễn ra trong khoảng 7 – 10 ngày cho đến khi cơ thể đưa được hết sản dịch ra ngoài.
Bên cạnh đó, việc cho con bú hay không sau sinh mổ cũng sẽ ảnh hưởng tới thời gian có kinh bình thường trở lại.
Không cho con bú sau sinh mổ khoảng 6 tuần có thể sẽ có kinh trở lại bình thường. Đối với thai phụ cho con bú sau sinh mổ thì thời gian có kinh lại có thể kéo dài hơn, khoảng 12 tuần sau sinh.
Một số lưu ý về kinh nguyệt sau sinh mổ
– Nhiều bà mẹ cho rằng nếu không rụng trứng trong thời gian cho con bú thì sẽ không có kinh. Tuy nhiên, có rất nhiều bà mẹ vẫn rụng trứng nhưng lại không có kinh sau sinh mổ. Vì vậy mà nhiều người chủ quan không sử dụng các biện pháp tránh thai dẫn đến mang thai sau vài tháng sinh mổ.
– Sau khi sinh mổ, lượng máu kinh sẽ ra nhiều hơn bình thường trong lần hành kinh đầu tiên. Đừng quá lo lắng vì hiện tượng này là bình thường và sẽ trở lại trạng thái ban đầu ở những lần hành kinh sau.
– Đối với những thai phụ cho con bú sau sinh mổ, khi kinh nguyệt quay trở lại, lượng sữa mẹ sẽ giảm đi. Đồng thời, hàm lượng chất đạm và chất béo cũng thay đổi ở một mức độ nhất định. Hàm lượng đạm trong sữa sẽ tăng lên, còn chất béo thì ngược lại, giảm dần. Sự thay đổi này có thể khiến bé khó tiêu nhưng các mẹ hãy yên tâm rằng cảm giác khó chịu chỉ là tạm thời. Khi hết kinh, thành phần của sữa sẽ được khôi phục lại nên mẹ không cần phải ngừng cho con bú trong kỳ kinh nguyệt.
– Sau sinh mổ, nếu kinh nguyệt trở lại sớm thì có nghĩa là cơ thể đang hồi phục tốt. Mọi chức năng của cơ thể được phục hồi sớm thì quá trình rụng trứng bắt đầu diễn ra bình thường. Hơn nữa, theo các cụ già, nếu kinh nguyệt đến sớm sau khi sinh có nghĩa là sẽ có rất nhiều con trong tương lai.
Kinh nguyệt quay trở lại sớm sau sinh mổ gây ra tình trạng thiếu máu?
Mang thai và sinh nở sẽ tiêu hao rất nhiều sức lực và máu của mẹ, nhất là đối với việc sinh mổ. Mặc dù sau sinh, các mẹ bầu có thời gian ở cữ nhưng với thời gian nghỉ ngắn cùng với việc phải chăm sóc em bé cũng ảnh hưởng tới quá trình hồi phục.

Nếu không bồi bổ và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, thai phụ có thể bị suy nhược cơ thể. Lúc này, nếu kinh nguyệt quay trở lại sớm dẫn tới tiếp tục mất máu sẽ khiến thai phụ bị thiếu máu sau sinh. Một số biểu hiện của việc thiếu máu sau sinh mổ có thể kể đến như:
Sốt hậu sản
Một trong những nguyên nhân gây sốt sau sinh là do thiếu máu sau sinh. Biểu hiện là sốt nhẹ và ban ngày hoặc ban đêm, chóng mặt, mất ngủ, đổ mồ hôi đêm, tay chân nóng, da xanh xao…
Đau bụng sau sinh
Đau bụng sau sinh có thể do thiếu máu, mất sau khi sinh và có kinh ngay sau khi sinh
Cơ thể đau nhức sau sinh
Chủ yếu là do khí và huyết trong thời kỳ hậu sản bị thiếu hụt, kinh lạc hoặc thận của cơ thể bị suy giảm, sức khỏe bị suy giảm do thiếu máu sau sinh.
Nếu chưa có kinh nguyệt lại ngay sau khi sinh mổ thì các thai phụ cũng không nên quá lo lắng. Trong thời gian này, tốt nhất là nên bồi bổ cơ thể, bổ sung sắt để tăng cường lượng máu đã mất sau sinh.
Những bất thường về kinh nguyệt sau sinh mổ mà các chị em không nên bỏ qua
Đừng chỉ quan tâm sau sinh mổ bao lâu thì có kinh mà ngay cả khi đã có kinh trở lại, các chị em cũng cần chú ý đến những bất thường của kinh nguyệt. Hãy gặp ngay bác sĩ chuyên khoa nếu thấy kinh nguyệt sau sinh mổ có những biểu hiện sau đây:
Rong kinh sau sinh mổ
Trung bình, thời gian hành kinh sẽ kéo dài trong 3 – 5 ngày, lâu nhất là 7 ngày. Nếu sau sinh mổ, kinh nguyệt của bạn trở lại và kéo dài hơn 10 ngày thì đây được chẩn đoán là rong kinh. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh sau sinh mổ mà các thai phụ không nên chủ quan.
Rong kinh không chỉ gây mất máu, thiếu máu mà còn có thể là biểu hiện của bệnh lý cần thăm khám và kiểm tra.
Kinh nguyệt sau sinh mổ có mùi hôi
Nếu máu kinh có mùi hôi sau sinh mổ hay sinh thường, các chị em cũng cần thăm khám càng sớm càng tốt. Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh viêm nhiễm ở hệ thống sinh sản.
Lượng máu kinh ra nhiều sau sinh mổ
Nếu lượng máu kinh ra nhiều bất thường sau sinh mổ, có cục máu đông trong dịch kinh kèm hiện tượng đau bụng dưới dữ dội thì hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra.

Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
Kinh nguyệt trở lại sau sinh mổ là dấu hiệu thông báo buồng trứng, tử cung của thai phụ đã hồi phục và bắt đầu hoạt động trở lại bình thường. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, các chị em sau sinh mổ khi có kinh cần chú ý:
– Theo dõi những đặc điểm của kinh nguyệt sau sinh để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường để can thiệp kịp thời.
– Sau sinh mổ, dù chưa có kinh hay đã có kinh trở lại thì cũng nên kiêng quan hệ tình dục trong ít nhất 3 tháng. Đây là khoảng thời gian để các cơ quan sinh sản, vết mổ và cơ thể thai phụ hồi phục. Việc quan hệ tình dục sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe về sau.
– Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch bên ngoài vùng kín, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
– Sau sinh mổ, hãy duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để sớm hồi phục.
Phòng khám sản – phụ khoa bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp – Bệnh viện Từ Dũ là địa chỉ được nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn khi mang thai hay có các vấn đề phụ khoa. Tại đây, đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên khoa cùng với bác sĩ Điệp xây dựng thương hiệu trở thành phòng khám uy tín tại TPHCM. Không chỉ có kinh nghiệm trong thăm khám và siêu âm thai, bác sĩ Điệp còn nổi tiếng “mát tay” trong điều trị các bệnh phụ khoa, vô sinh – hiếm muộn, tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
Trên đây là những giải đáp từ bác sĩ Điệp về thắc mắc sau sinh mổ bao lâu thì có kinh bình thường. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với bác sĩ Điệp qua hotline 0335 155 192 để được tư vấn miễn phí.