Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ còn băn khoăn bởi đây là căn bệnh phổ biến, nhiều chị em mắc phải. Vậy căn bệnh này có ảnh hưởng đến thai nhi không, nếu có thì sẽ để lại hậu quả gì? Hãy cùng tham khảo qua những chia sẻ dưới đây nhé!
1. Thông tin tổng quan về tình trạng tiểu đường thai kỳ
Muốn xác định mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không, trước hết phải hiểu rõ về căn bệnh này.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Khi dung nạp những thức ăn có chứa glucose, tuyến tụy tiết ra insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, sự thay đổi của hormone làm một số tế bào có sự đáp ứng với insulin rất kém. Trường hợp tuyến tụy tiết nhiều insulin thì lượng đường tăng không đáng kể. Nhưng nếu tuyến tụy tiết ít hoặc sự đáp ứng insulin của tế bào kém thì đường glucose trong máu tăng lên và gây ra tiểu đường thai kỳ.
WHO định nghĩa tiểu đường thai kỳ tức là cơ thể bị rối loạn khi dung nạp Glucose, được phát hiện lần đầu tiên lúc mang thai. Căn bệnh này không có hoặc ít triệu chứng nên để phát hiện sớm là rất khó. Thông thường nó chỉ được phát hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ bằng cách kiểm tra dung nạp đường và sẽ biến mất 6 tuần sau sinh. Nhưng cũng có vài trường hợp mẹ sẽ bị tiểu đường về sau.
Tỉ lệ mắc bệnh như sau: nếu bố hoặc mẹ mắc thì 1% trẻ mắc tiểu đường. Còn nếu bố mẹ đều bị thì 5% trẻ mắc.
Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ
Như đã nói ở trên, nguyên nhân thứ nhất gây ra tiểu đường thai kỳ là do lượng đường glucose trong máu tăng lên do tuyến tụy tiết ít insulin hoặc tế bào đáp ứng insulin kém.
Ngoài ra còn có một nguyên khác. Đó là bởi nhau thai tiết nội tiết tố. Trong đó có một vài nội tiết tố có ảnh hưởng xấu đối với insulin. Nếu insulin và đường huyết cùng đạt chỉ số thì hãy an tâm bởi bạn đang ở trong trạng thái an toàn. Nhưng nếu insulin không kiểm soát được lượng đường trong máu thì bạn sẽ bị tiểu đường thai kỳ. Cách tốt nhất để kiểm soát là giảm đường, hoặc tăng insulin hoặc vừa giảm đường vừa tăng insulin. Có như vậy thì chị em sẽ không còn phải lo lắng mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không nữa.
Ai dễ mắc tiểu đường thai kỳ nhất?
Mẹ trên 30 tuổi.
Đã có người mắc tiểu đường type 2 trong gia đình.
Mẹ từng hoặc đang thừa cân, béo phì.
Những lần mang thai trước đã mắc bệnh này.
Người Đông Á, Nam Á.
Thai nhi lớn hơn 4kg (Nhưng không phải trường hợp nào con to cũng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ).
Thai chết lưu nhưng không rõ nguyên nhân.
Con bị dị tật bẩm sinh. Đặc biệt là dị tật về tim, thần kinh.
2. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không
Bé nhận dinh dưỡng từ máu của mẹ để tồn tại và phát triển trong tử cung nên nhiều mẹ vẫn lo lắng mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không. Như vậy, nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, con cũng sẽ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Cụ thể là những vấn đề như sau:
Thai phát triển quá mức
Khi cơ thể mẹ bị dư đường, glucose trong máu mẹ cũng sẽ vào thai nhi, kích thích tuyến tụy của thai sản xuất insulin. Điều này làm tăng nhu cầu cần năng lượng, kích thích thai nhi tăng trưởng mạnh. Do đó, khi sinh thường phải sinh mổ bởi sinh thường sẽ rất khó do kẹt vai hoặc bé có thể gặp phải chấn thương khi sinh như gãy xương đòn, thần kinh cánh tay cũng có thể bị liệt, trẻ bị ngạt.
Hạ glucose đường huyết
Bởi gan của thai nhi có sự đáp ứng với glucagon kém hơn. Do đó, glucose từ gan cũng giảm. Nặng hơn có thể hôn mê, co giật, não bị tổn thương. Ngoài hạ glucose đường huyết trẻ cũng có thể mắc phải những bệnh lý khác.
Suy hô hấp
Khi y học chưa phát triển hiện đại như ngày nay, suy hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho những trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Nhưng nhờ có thiết bị hiện đại nên hiện nay, phổi của thai nhi có thể được đánh giá khi đang còn trong bụng mẹ nên các bác sĩ sẽ can thiệp kịp thời. Tuy nhiên khi sinh ra, phổi của bé chậm phát triển hơn phổi cũng những em bé khác. Đây cũng là một hệ quả và là câu trả lời cho thắc mắc “mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không”.
Tăng hồng cầu
Tăng hồng cầu tiếp tục là ảnh hưởng và xảy ra khá phổ biến ở các bé được sinh ra từ những mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
Trẻ bị vàng da
Nguyên nhân là do tăng hemoglobin dẫn đến bilirubin huyết tương cũng tăng lên làm bé bị vàng da sơ sinh.
Những tác động khác
Ngoài những ảnh hưởng trên, mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì em bé còn có những nguy hiểm sau:
Dễ bị mất ở 2 tháng cuối thai kỳ.
Có thể sinh non hoặc sảy thai.
Sau này con rất dễ bị thừa cân, béo phì hoặc dễ mắc phải đái tháo đường.

Ảnh hưởng đến mẹ
Nếu như câu trả lời của câu hỏi “mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không” là có thì chưa đủ. Ngoài ảnh hưởng tới em bé, mẹ cũng có những ảnh hưởng sau:
Đa số phải mổ lấy thai.
Sản chậu dễ bị tổn thương nếu sinh thường (sa tạng chậu, cơ và dây chằng sàn chậu bị ảnh hưởng). Tầng sinh môn bị cắt dài hơn.
Sau khi sinh có thể bị tiểu đường hoặc thừa cân.
3. Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Dấu hiệu nhận biết
Khi đã biết mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không, nhiều mẹ cũng sẽ phân vân không biết mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Thử đọc những dấu hiệu nhận biết sau:
Thường xuyên khát nước, thậm chí giữa đêm cũng phải thức dậy uống nước.
Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu nhiều hơn.
Nếu bị trầy xước sẽ mất rất nhiều thời gian để vết thương lành lại.
Vùng kín bị nhiễm nấm điều trị bằng thuốc không hết.
Uể oải, thiếu sức sống, sút cân.
Cách tự điều trị tiểu đường thai kỳ
Sau khi đã biết mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không, ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ, mẹ hãy tự chăm sóc bản thân bằng lối sống sinh hoạt và ăn uống lành mạnh như sau.
Ăn sáng đầy đủ: ăn sáng giúp bạn có đủ năng lượng trong ngày. Ăn sáng đầy đủ sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn nên việc kiểm soát ăn uống cũng đơn giản hơn. Ăn sáng đầy đủ cũng giúp bạn ổn định đường huyết. Để giảm tối đa lượng đường, bạn có thể chọn một ly ngũ cốc nguyên hạt, một hũ sữa chua và một quả trứng luộc cho bữa sáng của mình.
Hạn chế đường và tinh bột: cụ thể, hãy tránh xa đường, mật ong, siro, nhóm thực phẩm chứa tinh bột. Nếu insulin đang không thể chuyển hóa hết glucose mà bạn nạp vào thì những thực phẩm này có thể sẽ phá vỡ sự cân bằng đường huyết trong cơ thể bạn. Bạn có thể ăn thức ăn chứa đường nhưng hãy ăn ở một mức độ vừa phải.

Kiêng nước trái cây: bởi trái cây cũng chứa đường. Nếu muốn, bạn có thể uống nước ép cà chua.
Ăn nhiều thực phẩm chứa đạm để cơ thể cảm thấy no. Chất đạm cũng cung cấp năng lượng rất nhiều cho cơ thể đồng thời cân bằng đường huyết.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc để cung cấp đường từ từ, tránh việc tăng đường đột ngột.
Hạn chế sữa chứa lactose, thay vào đó hãy bổ sung vitamin và khoáng chất.
Dùng chất béo không bão hòa như dầu oliu, dầu thực vật, bơ,…
Tập thể dục để tiêu thụ bớt năng lượng. Hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để bơi, đi bộ, đạp xe,..
Trong trường hợp không thể tự kiểm soát được, mẹ có thể dùng thuốc hạ đường huyết trong thai kỳ bằng cách tiêm trực tiếp insulin.

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh cần làm gì?
Nhiều mẹ thấy câu hỏi mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không nên hiểu lầm là chỉ ảnh hưởng trong thai kỳ. Nhưng thực tế sau khi sinh vẫn có rất nhiều ảnh hưởng nên mẹ hãy chăm sóc cho cả hai mẹ con bằng những phương pháp sau:
Cho em bé bú càng sớm càng tốt bởi sữa mẹ có thể giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường cho bé.
Nuôi con bằng chế độ ăn uống hợp lý, giữ cân nặng ở mức độ phù hợp, thường xuyên tập thể dục.
Sau 6 – 12 tuần sau sinh hãy đi kiểm tra dung nạp đường để xem mình đã cân bằng lượng đường hay chưa.
Giảm cân, tập thể dục thường xuyên.
Mẹ đã hết băn khoăn mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không hay chưa? Không chỉ là tiểu đường mà bất kỳ bệnh lý nào của mẹ trong thai kỳ cũng đều ảnh hưởng đến con. Vậy nên mẹ hãy tự chăm sóc mình thật tốt để thiên thần của mình sẽ được sinh ra thật khỏe mạnh nhé!
Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe trong suốt thai kỳ, mẹ đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay đến phòng khám của bác sĩ Điệp theo địa chỉ: 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10, hoặc hotline 0335155192 để được hỗ trợ.