Nhiều chị em thắc mắc liên quan đến việc mới phát hiện có thai có nên đi khám không. Vậy nên khám thai lần đầu vào thời điểm nào? Hãy cùng các bác sĩ tại Sản phụ khoa Từ Dũ bác sĩ Điệp giải đáp những thắc mắc của mẹ bầu trong lần khám thai đầu tiên nhé.
Mới phát hiện có thai có nên đi khám không?
Khám thai là việc mà mẹ bầu nên làm trong suốt thai kỳ để theo dõi sát sao sự phát triển của bé. Tuy nhiên với những chị em có thai lần đầu, mới phát hiện có thai có nên đi khám không là câu hỏi khiến nhiều chị em băn khoăn.

Theo các chuyên gia chuyên về thai sản, mẹ có thể biết được mình có thai hay không sau 2 tuần đầu sau khi thụ tinh bằng sử dụng que thử thai hoặc các biện pháp siêu âm. Vậy mới phát hiện có thai có nên đi khám không? Theo lời khuyên của các bác sĩ phụ sản đầu ngành thì mẹ nên đi khám ngay.
Khi đi khám vào giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ có thể xác định được chính xác mình có thai hay không đồng thời có thể kiểm tra tim thai một cách hiệu quả. Việc này cũng giúp mẹ chẩn đoán và điều trị sớm một số hiện tượng nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung.
Mẹ bầu sẽ được khám những gì cho lần khám thai đầu tiên
Ngoài những lo lắng liên quan đến việc mới phát hiện có thai có nên đi khám không thì nhiều chị em có thai lần đầu còn thắc mắc không biết mình sẽ phải làm những thủ tục gì cho lần khám thai đầu tiên. Sau đây là một số quy trình tiêu chuẩn giúp mẹ có thể xác định được tình trạng cơ bản của mẹ và bé trong lần khám đầu tiên:
Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm quan trọng
Trong lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ thực hiện một số những loại xét nghiệm và siêu âm quan trọng nhằm xác định tình trạng của mẹ và bé. Trong đó có một số những xét nghiệm bắt buộc sau đây:
Xét nghiệm nguy cơ thiếu máu
Thiếu máu là một chứng bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu mẹ mang thai, thậm chí còn có thể tạo ra nguy cơ sẩy thai ở mức cao. Vì thế, bác sĩ cần xét nghiệm nguy cơ thiếu máu của mẹ để có thể tìm ra phương án điều trị kịp thời.
Xét nghiệm nồng độ HCG
HCG – Human chorionic gonadotropin là loại hormone tiết ra trong quá trình mang thai của mẹ. Việc xác định nồng độ loại hormone này trong cơ thể mẹ trong giai đoạn đầu mang thai giúp xác định mẹ có thực sự mang thai hay không. Nếu nồng độ này ở mức thấp so với chỉ số bình thường, mẹ có nguy cơ gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung.
Siêu âm
Siêu âm là thủ tục bắt buộc trong bất kỳ lần khám thai nào. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ theo dõi được quá trình phát triển của bé và nhanh chóng phát hiện những bất thường, từ đó có phương án điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Kiểm tra các nguy cơ bệnh truyền nhiễm qua đường mẹ con
Một trong những tiêu chí quan trọng cũng cần được kiểm tra trong lần khám thai đầu tiên đó là mẹ có bị các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao lây sang cho em bé như HIV, viêm gan B,…
Thăm khám chi tiết liên quan đến tình trạng sức khỏe của mẹ ở thời điểm mang thai
Điều quan trọng nhất trong thai kỳ đó là sức khỏe của mẹ. Đặc biệt là trong giai đoạn này, cơ thể mẹ phải chịu rất nhiều sự thay đổi. Vì thế, trong lần khám thai đầu tiên, bác sẽ sẽ giúp mẹ xác định chi tiết các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe của mẹ trong giai đoạn này:
– Kiểm tra về chiều cao và cân nặng để xem mẹ có đảm bảo sức khỏe để mang thai hay không, cần điều chỉnh chế độ ăn như thế nào để phù hợp với cân nặng hiện tại.
– Đo huyết áp, hô hấp và hệ tim mạch của mẹ để tránh tình trạng mẹ gặp phải hội chứng tiền sản giật trong quá trình mang thai.
– Siêu âm những dị thường mẹ có thể gặp phải ở bầu ngực và khoang bụng
– Lưu lại các thông tin cần thiết để theo dõi cho những lần tái khám sau.

Tìm hiểu thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý của mẹ
Ngoài tìm hiểu thông tin về việc mới phát hiện có thai có nên đi khám không thì khi thực hiện khám thai lần đầu, mẹ cần chuẩn bị chi tiết về tiền sử các bệnh đã từng mắc phải để cung cấp cho bác sĩ. Những thông tin này cũng là một phần cơ sở để xác định quá trình mang thai của mẹ cần lưu ý thêm những điều gì.
– Những bệnh mãn tính mà mẹ đã từng mắc phải, tình trạng điều trị bệnh ở thời điểm mang thai như thế nào.
– Mẹ có từng sử dụng các chất kích thích độc hại như rượu, bia, thuốc lá hay không
– Mẹ có tiền sử bị dị ứng hay kích ứng với các loại thuốc trị bệnh hay không
– Những bệnh di truyền mà những người thân trong gia đình đã từng gặp phải.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi đi khám thai lần đầu
mới phát hiện có thai có nên đi khám không, khám thai lần đầu tiên vào thời điểm nào là những câu hỏi khiến mẹ cảm thấy hoang mang. Để mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn trong việc khám thai lần đầu, chúng tôi đã tổng hợp một số nhưng lưu ý để mẹ bầu có được sự chuẩn bị tốt hơn:
– Chị em nên ghi chú những thắc mắc muốn được bác sĩ giải đáp trước khi đi khám để tránh bị bỏ quên những vấn đề mà mình đang thắc mắc
– Nhờ bác sĩ tư vấn chi tiết về dinh dưỡng cho mẹ theo tình trạng sức khỏe và cân nặng hiện tại của mẹ bầu
– Nếu thai nhi yếu trong giai đoạn đầu mang thai này, mẹ có thể yêu cầu nhập viện để được chăm sóc
– Nhờ bác sĩ tư vấn một số loại thuốc, vitamin và các sản phẩm thực phẩm chức năng để nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu trong quá trình mang thai.
Những mốc khám thai định kỳ khác mà mẹ cần lưu ý
Ngoài việc tìm hiểu vấn đề mới phát hiện có thai có nên đi khám không để xác định lần khám đầu tiên, mẹ còn cần lưu ý một số mốc thời gian khám thai quan trọng sau đây để có thể theo dõi tốt nhất sức khỏe và sự phát triển của mẹ và bé.
Khám thai vào tuần thứ 11-13
Tuần thứ 11-13 của thai kỳ được coi là thời điểm vàng để mẹ thực hiện các xét nghiệm liên quan đến các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể của mẹ bé như: hội chứng down, các bệnh lý liên quan đến dị dạng tim,…
Một số những xét nghiệm mà mẹ có thể đực bác sĩ chỉ định thực hiện ở thời điểm này như:
– Xét nghiệm double test: là xét nghiệm giúp tầm soát sớm được nguy cơ phát triển những hội chứng nguy hiểm như down, patau, edward
– Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu tại thời điểm này giúp bác sĩ xác nhận mẹ có nguy cơ thiếu màu và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé hay không
– Xét nghiệm nước tiểu: nước tiểu sẽ phản ánh tình trạng đường huyết của mẹ, giúp mẹ xác định được nguy cơ bị tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu hay các tổn thương liên quan đến thận hay một số cơ quan khác.

Khám thai vào tuần thứ 20-24
Vào tuần thứ 20-24 là thời gian mẹ đã qua giai đoạn ốm nghén. So với những thắc mắc ở giai đoạn đầu như mới phát hiện có thai có nên đi khám không thì ở giai đoạn này, kiến thức của bố mẹ về quá trình mang thai đã khá toàn diện. Lúc này bé đã có một số phản ứng nhắc nhở mẹ về sự phát triển của bạn thân. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ thực hiện một số những siêu âm và đánh giá để phát hiện được các dị tật liên quan đến nội tạng của bé:
– Đánh giá giải phẫu: Bác sĩ sẽ xem xét các chỉ số về não, tim và phổi của thai nhi
– Đo các chỉ số phát triển của em bé: Bác sĩ sẽ xem xét các chỉ số liên quan đến sự phát triển của bé để đánh giá bé có đang phát triển ổn định hay không.
Khám thai vào tuần thứ 30-32
Vào tuần thứ 30-32 là thời điểm mà bé đã lớn một cách ổn định. Mẹ đã qua gần hết chặng đường của thai kỳ. Mới ngày nào mẹ còn tự hỏi mới phát hiện có thai có nên đi khám không thì ở giai đoạn này, mẹ đã phải chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Khám thai vào giai đoạn này, mẹ sẽ được các bác sĩ chẩn đoán về phương pháp sinh, thời điểm sinh và chuẩn bị cho mẹ về mặt tâm lý cũng như các phương pháp điều trị nếu bé gặp vấn đề sau khi sinh.
Địa chỉ khám thai uy tín, chất lượng tại Sản phụ khoa Từ Dũ Bác sĩ Điệp
Ngoài tìm hiểu về việc mới phát hiện có thai có nên đi khám không, mẹ nên tìm hiểu những địa chỉ, cơ sở uy tín để thực hiện khám thai lần đầu cũng như theo dõi sức khỏe trong suốt quá trình mang thai.

Phòng khám Sản phụ khoa Bác sĩ Điệp hiện đang là địa chỉ được nhiều chị em tin tưởng tìm đến trong thời gian thai kỳ. Nhờ vào đội ngũ y bác sĩ tận tâm, chuyên nghiệp, phòng khám Sản phụ khoa Bác sĩ Điệp đã giúp nhiều chị em chăm sóc mẹ và em bé an toàn trong quá trình mang thai cũng như vượt cạn thành công.
Vì thế, nếu bạn đang thắc mắc không biết mới phát hiện có thai có nên đi khám không hay khám thai ở đâu an toàn, uy tín thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé.