Sinh mổ lần 2 có nên chờ đến đủ ngày không, hay chúng ta có thể tự chọn ngày, giờ đẹp cho đứa bé chào đời. Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm trong lần thứ 2 vượt cạn. Câu trả lời dành cho mẹ sẽ có ngay sau đây.
1. Khoảng cách an toàn khi sinh mổ
Khi đứa con đầu lòng của bạn chào đời bằng phương pháp phẫu thuật lấy đứa bé ra, tức là sinh mổ, sau đó vết mổ của mẹ sẽ được khâu lại và qua một thời gian sẽ bình phục trở lại. Vậy, nếu đứa con thứ 2 chào đời cùng với cách sinh mổ thì khoảng cách giữa hai lần là bao lâu để đảm bảo an toàn?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, vết mổ cũ ở vùng bụng có thể sẽ bị bục ra trong quá trình sinh mổ lần 2. Do đó, mẹ cần một thời gian để vết thương cũ có thể hồi phục hoàn toàn mới sẵn sàng cho lần tiếp theo.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, khoảng cách an toàn cho 2 lần sinh mổ là khoảng 2 năm. Với lượng thời gian này, đủ để mẹ có thể hồi phục vết mổ của lần 1, có đủ sức để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và an toàn của người mẹ trong việc sinh mổ lần 2.
Khi thời gian sinh mổ của 2 lần cách nhau quá ngắn, thì khả năng dẫn đến các biến chứng trong giai đoạn thai kỳ rất cao. Trường hợp nghiêm trọng thì người mẹ buộc phải cắt bỏ tử cung sau sinh.

Vì vậy cho nên, bạn cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định sẽ sinh thêm em bé. Hãy đảm bảo sinh mổ lần 2 sẽ đủ thời gian để không ảnh hưởng đến vết thương của lần sinh mổ đầu tiên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bạn có thể đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra tình trạng của vết mổ cũ trước, hãy chủ động để đảm bảo sự an toàn của bạn là trên hết.
2. Sinh mổ lần 2 ở tuần bao nhiêu
Việc người mẹ sinh mổ lần 2 phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người mẹ và sự phát triển của đứa bé trong bụng. Tùy vào những trường hợp theo dõi cụ thể, mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên về thời gian dự kiến sẽ tiến hành sinh, với tiêu chí đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
– Nếu tình trạng sức khỏe mẹ bầu ổn định, thai nhi phát triển một cách bình thường, thì thời gian sinh mổ lần 2 là khi thai được 39 tuần. Thời điểm này được coi là lý tưởng khi cả mẹ và bé đều có đủ khả năng và sẵn sàng cho quá trình sinh mổ.
– Ngược lại, nếu người mẹ có tình trạng sức khỏe không được tốt, thì nên đến bệnh viện sớm hơn thời gian dự kiến sinh để được bác sĩ theo dõi thường xuyên. Hãy đảm bảo rằng không có tình huống xấu nào xảy ra. Với trường hợp này, mẹ cần được sinh mổ khi thai nhi được 38 tuần tuổi.

Mẹ cần chú ý, nên khám thai định kỳ thường xuyên để xem tình trạng hiện tại của bản thân cũng như thai nhi trong bụng, đặc biệt là ở tháng cuối cùng. Mẹ có thể đăng ký lịch mổ khi biết tình trạng của mình, tránh để khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường hay chuyển dạ mới mổ. Điều này là rất nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé, có thể khi đó thai đã quá to và sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến vết mổ trước.
Sinh mổ lần 2 được nhận định là có mức độ nguy hiểm hơn lần 1 rất nhiều, vì vậy khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của mẹ hay thai nhi, có thể ngay lúc đó sẽ có chỉ định mổ, nhằm hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc.
3. Cần chuẩn bị những gì cho sinh mổ lần 2
Nhằm đảm bảo cho sự chào đời của đứa bé thật suôn sẻ, mẹ bầu cần chú ý chuẩn bị những điều sau đây:
Kiểm tra vết mổ lần 1
Quá trình sinh mổ lần 2 sẽ có nhiều điều cần phải quan tâm hơn so với lần thứ nhất. Lần này, ngoài việc đi kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi thì còn phải nhận định xem tình trạng của vết mổ thứ nhất.
Ngoài ra, mẹ bầu cần chủ động khai báo với bác sĩ những thông tin về lần mổ đầu, bởi lẽ đó là những điều quan trọng để giúp cho bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác hơn. Những thông tin bao gồm: Thời gian mổ, lý do phải tiến hành sinh bằng phương pháp phẫu thuật, thời gian phục hồi vết mổ,…
Chú ý những dấu hiệu bất thường
Mẹ cần đặc biệt chú ý đến vết mổ cũ trong suốt quá trình mang thai, vì theo thời gian kích thước bụng của bạn ngày một lớn lên, điều này có thể làm cho vết mổ đầu bị nứt ra. Đây là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ.
Lựa chọn người có trình độ chuyên môn
Việc sinh mổ lần 2 có mức độ rủi ro cao hơn lần 1 rất nhiều. Vậy nên, việc lựa chọn một bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi là điều rất cần thiết để có thể xử lý đúng, kịp thời những rủi ro xấu xảy ra trên bàn mổ.

4. Giải đáp một số thắc mắc trong lần sinh mổ thứ 2
Mức độ đau đớn của sinh mổ lần 2
Trả lời cho câu hỏi sinh mổ lần 2 có đau hơn lần đầu không, thì câu trả lời là sẽ đau hơn. Tuy nhiên, mẹ không cần phải quá lo lắng vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Khi tiến hành phẫu thuật sẽ được gây tê tủy sống nên sẽ không hề có cảm giác đau, thuốc gây tê sẽ mất tác dụng sau khoảng vài giờ đồng hồ.
Lúc này, cảm giác đau đớn của mỗi người là khác nhau tùy vào cơ địa. Khi cơn đau đạt đỉnh điểm, mẹ bầu không thể chịu được nữa thì sẽ được đặt viên giảm đau. Cơn đau sẽ giảm dần theo thời gian và vết mổ cũng sẽ khô lại. Một ngày sau phẫu thuật, mẹ có thể vận động nhẹ để nhanh hồi phục hơn.
Một điều quan trọng mẹ bầu cần chuẩn bị khi đi sinh mổ lần 2 đó là một tinh thần thật thoải mái, sự vững vàng để có thể vượt qua cơn đau một cách nhẹ nhàng nhất.
Có hay không nên chờ chuyển dạ mới mổ
Quyết định mổ hay chưa, có hay không nên chờ chuyển dạ hoàn toàn phụ thuộc vào sự chỉ định của cơ sở y tế nơi bạn thăm khám, tình trạng hiện tại của mẹ và thai nhi. Theo lời khuyên, bạn không nên cứ ở nhà chờ chuyển dạ, bởi có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ không lường trước được.

Sau khi sinh mổ xong sẽ như thế nào
Có khá nhiều chị em thắc mắc, quá trình sau khi sinh mổ lần 2 có giống như lần đầu? Câu trả lời là giống. Bạn vẫn sẽ được đặt ống thông tiểu kết hợp với việc truyền thuốc. Trong ngày đầu tiên này, bạn phải nhịn ăn cho đến khi chuyền đủ số lượng theo chỉ định. Đảm bảo người thân luôn bên cạnh bạn, giúp đỡ bạn những ngày đầu khi vết thương vẫn còn rất đau.
Bạn sẽ phải ở lại bệnh viện trong khoảng một tuần, để tiện cho việc theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ và em bé.
Sinh mổ lần 2 bao lâu thì có thể làm chuyện vợ chồng
Sau khi sinh mổ lần 2 xong, bạn cần chú ý một vài điều trước khi làm chuyện ấy với bạn đời của mình:
– Đảm bảo được sức khỏe và vết thương đã hồi phục hoàn toàn: Sau chuỗi ngày vượt cạn, mẹ cần có một khoảng thời gian để được nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Trong khoảng 4 – 6 tuần sau sinh, là thời gian cần thiết để giúp cho tử cung của mẹ được hồi phục trở lại, nên trong thời gian này không nên làm chuyện ấy. Sau tuần thứ 6 thì có thể quan hệ trở lại.
– Sau sinh mổ lần 2, khi tâm lí của bạn đã được ổn định trở lại: Sau sinh là thời điểm mẹ có tâm lý và cảm xúc thất thường nhất, nhiều trường hợp nếu không được quan tâm có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh. Vậy nên, người mẹ hãy lấy lại tâm lý thật vui vẻ thì việc quan hệ trở lại sẽ không gây ảnh hưởng.

5. Một số điều nên nhớ để giúp bản thân mau hồi phục
Khi bạn được thông báo xuất viện, tức là việc hồi phục sức khỏe của bạn đang dần có những tiến triển tốt, con bạn cũng khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi được về nhà bạn cần chú ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé:
Nghỉ ngơi
Điều đầu tiên nghĩ đến khi xuất viện sinh mổ lần 2 về nhà đó là nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái. Bạn hãy dành nhiều thời gian trong ngày để nghỉ ngơi, hạn chế tối đa việc hoạt động thể chất. Sức khỏe và vết thương của bạn đang rất nhạy cảm, cần thời gian để có thể phục hồi trở lại.
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nhưng mẹ cũng đừng quên tạo thói quen vận động nhẹ nhàng với mức độ nhiều hơn một tý mỗi ngày nhé. Việc vận động nhẹ nhàng sẽ tốt cho cơ thể mẹ hơn đấy.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
Đây là điều quan trọng nhất giúp cho cơ thể mẹ có thể lấy lại được sức khỏe sau chuỗi ngày vượt cạn sinh mổ lần 2. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ, cũng như có đủ lượng sữa cho con bú. Theo các nhà nghiên cứu cho thấy, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của con cái. cho nên việc mẹ bổ sung một lượng chất dinh dưỡng vào cơ thể một mặt là để mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau ca phẫu thuật, mặt khác giúp cho lượng sữa mẹ dồi dào và chất lượng nhất cho con.
Bổ sung các loại thức ăn giàu chất đạm, canxi, cacs loại vitamin A, B, C, kẽm, sắt,…Mẹ không nên ăn các loại thực phẩm gây lồi sẹo như thịt bò, rau muống, hải sản,…

Chú ý đến vết mổ
Ngày nay y học phát triển, chỉ được sử dụng trong việc sinh mổ là chỉ sinh học tự tiêu, thay thế cho loại chỉ phải cắt như trước đây. Điều này khá thuận tiện và giúp cho mẹ bớt đau hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý đến vết sinh mổ lần 2 thường xuyên, không để bị ướt trong những ngày đầu, thường xuyên rửa bằng nước muối sinh lý. Băng kín để giữ cho không bị bụi bẩn hay nhiễm trùng. Tuyệt đối không được bôi, đắp các loại thuốc lên vết mổ nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tránh lên xuống
Như bạn đã biết, vết thương cần thời gian để hồi phục. Khi bạn lên xuống cầu thang hay bậc thềm thường xuyên thì vết thương sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, có thể làm cho mũi khâu bị hở, thậm chí là đứt chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho vết thương. Nếu bạn cảm thấy có gì đó không ổn với vết khâu sinh mổ lần 2 của mình, hãy trở lại cơ sở y tế để kiểm tra thật kỹ, đừng chủ quan với điều này mẹ nhé.
Cố gắng uống nhiều nước
Mẹ cố gắng bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể. Một lưu ý là mẹ hãy uống nước ấm, tuyệt đối không sử dụng mát hay nước lạnh. Uống nhiều nước giúp cho cơ thể mẹ có thể đào thải những chất bẩn, cũng như bù vào lượng máu đã bị mất rất nhiều khi sinh mổ lần 2.

Tránh lên xuống
Như bạn đã biết, vết thương cần thời gian để hồi phục. Khi bạn lên xuống cầu thang hay bậc thềm thường xuyên thì vết thương sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, có thể làm cho mũi khâu bị hở, thậm chí là đứt chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho vết thương. Nếu bạn cảm thấy có gì đó không ổn với vết khâu của mình, hãy trở lại cơ sở y tế để kiểm tra thật kỹ, đừng chủ quan với điều này mẹ nhé.
Cho con bú
Nhiều bà mẹ sau khi đã sinh mổ lần 2 vẫn không dám cho con bú sau sinh, một phần do họ sợ con sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc đã tiêm vào cơ thể mẹ. Tuy nhiên, điều này được xem là sai lầm hoàn toàn, các mẹ cứ yên tâm cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt. Việc để con bú sức mẹ giúp cho bé tăng cường sức đề kháng vì sữa non chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Mặt khác giúp cho tử cung của mẹ mau chóng hồi phục hơn, giảm nguy cơ băng huyết và những tình huống xấu.
Ngoài ra, khi về nhà mẹ cần chú ý dùng gối để tựa lưng khi cho con bú, điều này sẽ giúp cho vết thương đỡ đau hơn, hạn chế tắm trong những ngày vết mổ còn đau,…và các phương pháp dân gian khác để giúp cho da được bảo vệ. Người mẹ hãy cố gắng làm tất cả những gì tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé nhé.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên, các bà mẹ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích cho việc sinh mổ lần 2. Nhìn chung, việc sinh mổ lần một và hai đều giống nhau, tuy nhiên lần thứ 2 cần chú ý về vết thương cũ để tránh những nguy hiểm ngoài ý muốn. Hãy là những người mẹ thông thái trong việc sinh, chăm sóc và nuôi dạy con. Chúc các mẹ thành công.